NGHIÊN CỨU

16/07/2021 | Viết bởi:

 


Nhằm xác định được những vấn đề về thực trạng quản lý nguồn nước tại Việt Nam, chúng tôi đã tham gia vào các hoạt động nghiên cứu đánh giá tổng quan về kinh tế chính trị của Việt Nam, thực trạng về các vấn đề ô nhiễm nước để thiết kế và thực hiện những hoạt động bảo tồn nước của mạng lưới. Chúng tôi đã làm việc với các chuyên gia và xây dựng các báo cáo nghiên cứu sau:

 

1. Phân tích kinh tế chính trị chủ đề ô nhiễm nước

 

 

Nghiên cứu này là một đánh giá tổng quan dựa trên các nghiên cứu trong và ngoài nước về kinh tế chính trị của Việt Nam với góc nhìn theo chủ đề liên quan đến bảo vệ môi trường và ô nhiễm nước. Phân tích sẽ nêu lên các động lực tác động đến nền kinh tế và chính trị của Việt Nam, có ảnh hưởng đến quản trị nước và kiểm soát ô nhiễm. Phân tích cũng chỉ ra vai trò của các bên liên quan trong nhiệm vụ này và các quá trình hoạch định chính sách có liên quan. Trên cơ sở đó, phân tích sẽ giúp CECR và mạng lưới bảo tồn nước thiết kế các hoạt động của mình phù hợp với bối cảnh và các quan hệ chính trị, các quá trình xây dựng chính sách ở cấp trung ương và cấp địa phương. Do vậy, đối tượng phục vụ của báo cáo là thành viên của mạng lưới, cơ quan tài trợ USAID, và các bên quan tâm khác trong nỗ lực thiết kế và thực hiện các hoạt động chung của mạng lưới Bảo tồn nước.

Quý độc giả quan tâm có thể tải tài liệu trực tiếp tại ĐÂY

 

 

 

2. Phân tích hiện trạng quản lý nguồn nước tại Đà Nẵng

 

 

Báo cáo này tập trung rà soát và phân tích thực trạng các vấn đề về ô nhiễm nước mặt tại thành phố Đà Nẵng nhằm cung cấp cái nhìn toàn cảnh và có chiều sâu phục vụ thiết kế các hoạt động của dự án “Chung tay hành động bảo vệ nguồn nước” (CAWACON) đảm bảo tính bền vững và kết nối được các bên liên quan trong công tác “chung tay” bảo vệ nguồn nước. Báo cáo được xây dựng dựa theo phương pháp phân tích tình hình của IUCN và các phương pháp thực hiện bao gồm tổng quan tài liệu, phỏng vấn sâu, tham vấn ý kiến của cơ quan quản lý, tổ chức hội thảo với các bên liên quan, khảo sát trực tuyến. Ngoài ra, báo cáo còn sử dụng các kết quả của dự án “Đại dương không nhựa” của CECR và nghiên cứu điển hình của USAID về truyền thông nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi trong quản lý rác thải nhựa. Báo cáo đi sâu vào các nội dung chính gồm: hiện trạng, diễn biến và nguy cơ ô nhiễm nước mặt; các nguồn gây ô nhiễm; vai trò của các bên liên quan trong đó có cộng đồng dân cư địa phương; các chính sách liên quan; tác động của ô nhiễm nước; các thách thức chính; và khuyến nghị cho dự án CAWACON.

 

Quý độc giả quan tâm có thể tải tài liệu trực tiếp tại ĐÂY