TỌA ĐÀM: HUY ĐỘNG SỰ THAM GIA CÓ Ý NGHĨA TRONG THỰC HIỆN KINH TẾ TUẦN HOÀN VÀ KHÔI PHỤC CÁC DÒNG SÔNG CHẾT 

20/03/2024 | Viết bởi: viwacon

Ngày 20 tháng 3 năm 2024, Mạng lưới Bảo tồn Nguồn nước Việt Nam (VIWACON) - Cơ quan điền phối là Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng (CECR) phối hợp với Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE) tổ chức “Tọa đàm: Huy động sự tham gia có ý nghĩa trong thực hiện Kinh tế tuần hoàn và khôi phục các dòng sông chết” tại Khách sạn Công Đoàn, 14 P. Trần Bình Trọng, Hoàn Kiếm, Hà Nội. 

 

 

Tọa đàm có sự tham dự của Ông Trương Mạnh Tiến – Chủ tịch VIWACON; Ông Nguyễn Trung Thắng – Phó Viện trưởng ISPONRE, Ông Nguyễn Khắc Hùng - Giám đốc CECR và các thành viên sáng lập mạng lưới Bà Nguyễn Ngọc Lý - Sáng lập CECR/Nguyên Trưởng ban Phòng Phát triển Bền vững tại UNDP Việt Nam, Ông Đào Trọng Tứ - Chủ tịch Mạng lưới sông ngòi Việt Nam/Giám đốc CEWAREC, Bà Hoàng Thị Thu Hương - Trưởng khoa, trường Hoá và Khoa học sự sống, Đại học Bách khoa Hà Nội; Bà Bùi Thị Thanh Thủy - Giám đốc C&E, Bà Nguyễn Thị Ngọc Lan - Phó giám đốc WARECOD và sự tham gia của 30 khách mời, đại biểu cùng tham gia và thảo luận trong Tọa đàm.

 

        

      Ông Trương Mạnh Tiến – Chủ tịch VIWACON              Ông Nguyễn Trung Thắng – Phó Viện trưởng ISPONRE

 

        

        Ông Nguyễn Khắc Hùng - Giám đốc CECR                            Bà Nguyễn Ngọc Lý - Sáng lập CECR

 

Phát biểu khai mạc, Ông Trương Manh Tiến chia sẻ: “Trong giai đoạn từ năm 2021 đến nay, Mạng lưới Bảo tồn Nguồn nước Việt Nam (VIWACON)  đã phối hợp với các địa phương xây dựng và triển khai một số mô hình áp dụng cách tiếp cận kinh tế tuần hoàn tài nguyên vào quản lý rác thải sinh hoạt, phân loại thu gom rác thải tài nguyên, thử nghiệm các mô hình tái sử dung nước và sửa dụng nước tuần hoàn. Mạng lưới VIWACON không ngừng phối hợp với các bên liên quan triển khai các hoạt động nghiên cứu, thực nghiệm đóng góp cho quá trình chuyển dịch sang Kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam. Tọa đàm hôm nay nhằm tạo diễn đàn giúp các chuyên gia, các nhà khoa học của VIWACON có được hiểu biết sâu sắc hơn về KHHĐ, trên cơ sở đó cùng nhau thảo luận, xác định các lĩnh vực ưu tiên trong nghiên cứu và thử nghiệm, xác định vai trò của các tổ chức khoa học kỹ thuật, NGOs nhằm hỗ trợ thực thi KHHĐQG về KTTH.” 

Ông Nguyễn Trung Thắng chia sẻ: “Ngay từ khi được giao là cơ quan đầu mối đề xuất quy định về KTTH trong Nghị định 08/2022/NĐ-CP và khi xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện KTTH, Viện luôn xác định nước là khía cạnh quan trọng, là “trái tim” của kinh tế tuần hoàn. Để thúc đẩy thực hiện KTTH ở Việt Nam nói chung, trong lĩnh vực nước nói riêng đòi hỏi sự vào cuộc của tất cả các tổ chức, cá nhân có liên quan. Tuy nhiên, trong bối cảnh hạn chế về nhận thức, các nguồn lực, thể chế, pháp luật chưa đồng bộ; khoa học và công nghệ, hạ tầng kỹ thuật còn hạn chế… đòi hỏi cần phải tiếp tục thảo luận, phân tích để tìm ra các hành động cụ thể, trọng tâm và hiệu quả để khuyến khích toàn xã hội áp dụng kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực tài nguyên nước nói riêng, trong sản xuất, kinh doanh nói chung.” 

Mở đầu nội dung chính của Tọa đàm, Ông Lại Văn Mạnh - Trưởng ban Kinh tế tài nguyên và môi trường, ISPONRE đã có bài trình bày về “Giới thiệu về dự thảo Kế hoạch hành động Quốc gia về Kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam. Sự tham gia của tất cả các bên thực hiện KHHĐQG về KTTH”. Chuyển dịch từ nền kinh tế tuyến tính sang nền kinh tế tuần hoàn là một xu thế tất yếu toàn cầu. Luật Bảo vệ Môi trường được Quốc hội thông qua ngày 17/11/2020, điều 142, xác định “Kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ nhằm giảm khai thác nguyên liệu, vật liệu, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường”. Thực hiện Luật BVMT 2020 và Nghị định 08/2022/NĐ-CP, thời gian qua Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TNMT) đã chủ trì xây dựng dự thảo Kế hoạch hành động quốc gia (KHHĐQG) về kinh tế tuần hoàn (KTTH). Dự thảo KHHĐQG về KTTH đã và đang được tham vấn ý kiến của các Bộ, ngành và địa phương cũng như các bên liên quan khác. Kế hoạch này là nền tảng quan trọng cho lộ trình thực hiện hiệu quả kinh tế tuần hoàn, khuyến khích  sự tham gia và chung tay của toàn xã hội. 

 

        

Thảo luận bàn tròn

Bước sang phần thảo luận bàn tròn, các diễn giả và chuyên gia của Mạng lười Bảo tồn nguồn nước Việt Nam cùng các khách mời đã chia sẽ và thảo luận về “Các khoảng trống, thách thức trong huy động sự tham gia của tất cả các bên và xã hội vào thực hiện kinh tế tuần hoàn” trong phiên thảo luận 1 và “Xác định các lĩnh vực ưu tiên trong nghiên cứu và thử nghiệm để chuyển dịch Kinh tế tuyến tính sang Kinh tế tuần hoàn” trong phiên thảo luận 2”. Phần thảo luận đã thể hiện sâu sắc Kinh tế tuần hoàn chỉ có  thể triển khai nếu cả cộng đồng CHUNG TAY, thay đổi từ nhận thức đến hành vi. Đây là quá trình hỏi cả hệ thống cải cách đồng bộ từ chính sách hỗ trợ, công nghệ, tài chính và năng lực để vận hành nền kinh tế một cách mới hoàn toàn.